Lebron James bước sang tuổi 39 với thành tích đáng nể ở Hall of Fame
Hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gần đây. Chẳng hạn, ABBANK giảm lãi suất 0,1% ở các kỳ hạn từ 2 - 60 tháng, dao động từ 3,2 - 5,2%/năm. OCB cũng giảm từ 0,05 - 0,25%/năm, xuống còn 3,9 - 5,9%/năm. Ngân hàng số Vikki giảm 0,1 - 0,5% các kỳ hạn từ 1 đến 15 tháng đối với tiền gửi online và tại quầy, dao động từ 3,9 - 5,9%/năm. MBV giảm 0,2% ở các kỳ hạn từ 1 - 3 và 18 - 36 tháng đối với tiền gửi online và tiền gửi tại quầy.Trong 3 tuần qua, Eximbank đã 6 lần giảm lãi suất đối với một số chương trình huy động vốn như "Gửi dài an tâm" giảm 0,6 - 0,8% lãi suất các kỳ hạn 15 - 36 tháng; tiền gửi tiết kiệm giảm 0,1 - 0,2% các kỳ hạn 12 - 24 tháng đối với khách hàng thường và giảm 0,2% các kỳ hạn 6 - 12 tháng đối với khách hàng trên 50 tuổi; đối với tiền gửi online giảm 0,1% các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,2 - 0,8% đối với các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng… Ngoài ra còn có các ngân hàng khác giảm lãi huy động như NCB, Nam A Bank, VPBank…Trong đợt giảm lãi huy động lần này còn có ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV với mức điều chỉnh đi xuống 0,1%. Tại BIDV, lãi suất huy động từ kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng còn 1,6 - 3%/năm; còn Vietcombank huy động từ 1,6 - 2,9%/năm… Trong đợt này có 18 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động.Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiền đồng giảm 0,2 - 0,5% so với đầu tháng. Ngày 18.3, lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm xuống còn 4,18%/năm, 1 tuần còn 4,35%/năm, 2 tuần còn 4,31%/năm, 1 tháng 4,49%/năm, 3 tháng còn 4,66%/năm… Hoạt động bơm tiền từ Ngân hàng Nhà nước vẫn diễn ra liên tục trên thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng. Ngày 19.3, 3 thành viên đã trúng thầu khối lượng hơn 1.844 tỉ đồng ở kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4%/năm.Nhộn nhịp ngày hội xuân trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Theo công an, Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú tại Hà Nội) và một đối tượng người nước ngoài thành lập nhiều "công ty ma" tại Việt Nam. Trong số này, một công ty đặt tại TP.HCM làm "bình phong" với hơn 40 văn phòng đặt tại Hà Nội và rải rác khắp cả nước.Dù không đăng ký hoạt động chứng khoán hay tài chính, nhưng các công ty vẫn tuyển dụng hàng ngàn nhân viên, làm việc từ 8 - 21 giờ hàng ngày, về lĩnh vực giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Để tạo lòng tin, Nam cùng đồng phạm tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh, khiến người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế. Thực chất, các trang mạng đều được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng.Nhân viên trong đường dây của Nam được phân cấp thành nhiều bộ phận (kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng…), giao tiếp với nhà đầu tư thông qua mạng xã hội Zalo, Telegram… Nhóm đối tượng chuyên cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định rồi chiếm đoạt.Đến nay, Công an TP.Hà Nội xác định được hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc, với số tiền đã nạp ban đầu khoảng 50 triệu USD.Thủ đoạn được các đối tượng trong đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam thường xuyên sử dụng, là dụ dỗ đầu tư theo kiểu "củ cà rốt và con lừa". Ban đầu, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản. Khi nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản reo hi vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến lúc nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn. Một trong những người "sập bẫy" lừa đảo là bà P.T, đã nạp tiền khoảng 500 triệu đồng. Bà T. kể được mời tham gia một nhóm đầu tư trên Telegram, các thành viên trong này "đua nhau" khoe hình ảnh, clip về việc nhận được khoản tiền lãi lớn. Có thành viên còn gửi hàng loạt giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, nên bà T. rất tin tưởng."Không hiểu sao khi vào rồi thì có sức hút ghê gớm lắm, nói gì mình cũng tin", bà T. nhớ lại, và mãi đến sau này mới biết những người trên đều nằm trong "kịch bản".Theo lời bà T., ban đầu bà thử đầu tư gói giao dịch vài trăm ngàn đồng thì dễ dàng nhận được cả gốc lẫn lãi. Sau đó, gói đầu tư được nâng dần, lên 30 triệu đồng rồi 60 triệu đồng, với hứa hẹn lợi nhuận gấp hàng chục lần. Thế nhưng, khi số tiền nạp đã kha khá, tài khoản của bà T. lập tức báo "cháy". Trong cơn hoảng loạn, bà T. được thành viên nhóm động viên tìm cách gỡ gạc, nên nạp thêm 70 triệu đồng. Không như kỳ vọng, tài khoản của bà T. bị "treo", và được hướng dẫn nạp thêm tiền để khắc phục lỗi. Chót "đâm lao thì phải theo lao", bà T. bán cả số vàng chuẩn bị cưới cho con trai, nạp thêm hơn 100 triệu đồng. Tài khoản tiếp tục "cháy".Chưa thoát khỏi cơn u mê, lại thêm lời ngọt nhạt từ thành viên nhóm, bà T. cố gắng lần cuối bằng việc vay mượn bạn bè 170 triệu đồng, mong cứu vãn tình thế. Kết quả đã rõ, tiền tiếp tục "không cánh mà bay". Bà T. đến lúc này mới tỉnh ngộ, đến nay chưa dám chia sẻ cho người thân.Bà T.N, một nhà đầu tư khác, đã nạp vào đường dây lừa đảo khoảng 35 tỉ đồng. Giai đoạn 2019 - 2020, kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà N. được một phụ nữ gọi điện, mời chào đầu tư chứng khoán, cam kết sẽ có chuyên gia trình độ cao hướng dẫn "một kèm một". Đang sẵn khoản tiền nhàn rỗi, bà N. tin tưởng và mở tài khoản, dù không quá am hiểu về tài chính.Cũng giống với bà T., sau khi nạp tiền đầu tư, tài khoản của bà N. nhiều lần bị "cháy". Mỗi lần như vậy, bà N. rất hoảng và buồn, nhưng đều có một thành viên trong nhóm an ủi, tiếp thêm niềm tin gỡ gạc."Mình giống như bị tẩy não vậy", bà N. nhớ lại, cho biết các đối tượng lừa đảo rất kiên trì đeo bám, gọi điện mỗi ngày từ sáng đến tối, tâm tình như một người bạn tri kỷ, không ngừng nói về viễn cảnh tương lai tích cực. Bà N. còn được tham gia vào nhóm thành viên VIP, có người giới thiệu là chuyên gia giỏi, đạt giải quốc tế, "nói rất hay". Thậm chí, sau nhiều lần tài khoản "cháy", bà L. không tin tưởng vào chuyên gia nữa, các đối tượng giả danh là "người trong ngành", dụ dỗ góp vốn 50/50 để hàng tháng nhận tiền lãi. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày nạp tiền, tài khoản của bà N. lại "bốc hơi". Bà rất hoảng sợ. Thành viên góp vốn gọi điện cho bà, cũng tỏ ra buồn chán, khóc lóc, đòi tự tử. "Ngỡ là thật, tôi nén đau thương để an ủi ngược lại họ, sau này mới biết họ chính là kẻ đã lừa mình", bà N. kể.Người phụ nữ cũng cho hay, kể từ ngày đường dây của Phó Đức Nam bị phanh phui, mọi thứ như sụp đổ. Biết tin bà bị lừa, người thân, bạn bè đều có "cái nhìn khác". Số tiền đã đầu tư là toàn bộ tài sản dành dụm, không chỉ của bà mà còn của cả cha mẹ, nay có nguy cơ mất trắng.Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa số tài sản có giá trị ước tính hơn 5.200 tỉ đồng. Cả bà T. và bà N. đều hi vọng đây sẽ là "tia sáng cuối đường hầm" giúp họ lấy lại tài sản đã mất, dù có thể không vẹn toàn.
Nhớ gánh bún ốc xưa
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.
Cuộc trò chuyện vô tình của hai mẹ con chị Tư chợt làm tôi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao khi mà đứa con trai nhỏ muốn giữ lại chú cún con để nuôi nhưng rồi chị vẫn phải bán đi bởi đó là gói mì tôm, là hộp sữa của chồng, của con. Cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn luôn là vậy, vất vả đến khắc nghiệt và đầy rẫy những quyết định đau lòng.Ngôi nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Tư chỉ được lợp mái cọ, khác biệt so với những căn nhà mái ngói, bê tông của xã Bình Thành, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Nhưng nó lại tương đồng mạnh mẽ với dáng vẻ của nữ chủ nhân, gầy gò, nhỏ bé và đôi phần khắc khổ. "Cuộc sống gia đình mình thật sự khó khăn. Thu nhập cả tháng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Mình cũng hay ốm đau nhưng không dám chữa trị. Còn phải lo tiền ăn, tiền học cho các cháu, tiền khám chữa bệnh cho chồng, ngày càng nhiều", chị Tư tâm sự.Chồng chị, người từng là lao động chính, giờ chỉ có thể làm những việc vặt trong nhà sau một tai nạn lao động khiến anh bị giãn xương sườn. Bản thân chị cũng thường xuyên chịu nhiều cơn đau do giãn dây chằng, viêm đại tràng, viêm dạ dày và thoái hóa cột sống, cùng với huyết áp thấp… Hai đứa con tuổi ăn học cũng bị suy dinh dưỡng và chậm lớn. Điều đó cũng phải thôi khi mà họa hoằn lắm, bữa cơm gia đình mới có được quả trứng, miếng thịt. Còn lại, đa phần chỉ là rau luộc và lạc rang.Những ngày đông lạnh cắt da, khi mà nhiều người còn ngại ra đường thì bước chân lặng lẽ của chị Tư đã miệt mài phải đi hái chè thuê trên những đồi chè. Tiền công chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg nhưng lại là một khoản thu đáng kể. Dẫu vậy, mùa chè cũng chỉ có thời, có vụ nên thu nhập từ việc hái chè cũng lúc có, lúc không. Khi không hái chè, chị nhận sửa quần áo, bằng chiếc máy may cũ kỹ thường xuyên hỏng hóc, nhưng cũng chỉ có một vài khách mỗi tháng. Không oán thán, chẳng so bì, cũng không trông chờ vào bất cứ sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, chị Tư nhẫn nại làm việc từng ngày, để lo từng bữa cơm, viên thuốc, hộp sữa cho con, cho chồng rồi cuối cùng mới là cho bản thân mình."Mình mong muốn được chăn nuôi lắm vì vừa có thêm nguồn thu, lại quanh quẩn ở nhà chăm chồng con, may sửa quần áo. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ thôi, vì mình không có tiền", đó là mong muốn nhưng cũng là "điểm nghẽn" chị Tư và cả gia đình.Chị Nịnh Lệ Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, chia sẻ: "Gia đình chị Tư thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất bấp bênh nhưng chị ấy là người kiên cường, chịu khó".Những tưởng mong muốn ấy cứ mãi là xa vời cho đến ngày chương trình Ước mơ xanh tìm đến chị với một đàn lợn giống 10 con và toàn bộ thức ăn, vật dụng cần thiết để chị có thể khởi nghiệp chăn nuôi. Chị Tư không giấu được xúc động: "Nhận được đàn lợn mà mình vui lắm. Đây là mơ ước từ lâu nhưng mình chưa bao giờ dám nghĩ nó sẽ thành hiện thực. Giờ thì mình có hy vọng để cải thiện cuộc sống gia đình". Với chị, hành trình chăn nuôi chỉ mới bắt đầu nhưng đầy hứa hẹn và ánh lên trong mắt chị giờ đây là hy vọng, là niềm tin rằng cuộc sống ngày mai sẽ bớt khó khăn hơn. "Ước mơ xanh đã mang đến hy vọng mới, không chỉ về kinh tế mà còn giúp chị Tư có thêm động lực để tiếp tục vươn lên!", chị Nịnh Lệ Thúy cũng không giấu được xúc động khi chứng kiến ngày vui của gia đình chị Tư.Ước mơ xanh là chương trình hỗ trợ sinh kế giúp phụ nữ yếu thế khởi nghiệp, qua đó tự chủ kinh tế và thay đổi cuộc sống với nguyên tắc hỗ trợ là "Trao cần câu, không trao con cá". Chương trình do Công ty F88 thực hiện từ năm 2024 và đã triển khai tại một số tỉnh thành như TP.HCM, Lâm Đồng, Bến Tre và Thái Nguyên. "Mục tiêu lớn nhất của Ước mơ xanh không hẳn là trao đi cơ hội thay đổi mà mà là "mở khóa" niềm tin, quyết tâm và sức mạnh của những người yếu thế. Bởi tôi tin rằng, khi có một điểm tựa, một niềm tin, họ sẽ tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn", lãnh đạo F88 khẳng định, "Trong năm 2025 Ước mơ xanh đặt mục tiêu mỗi tháng giúp tối thiểu hai hoàn cảnh khó khăn vươn lên, làm chủ cuộc sống".
Smartphone Honor 90 series ra mắt, camera gây ấn tượng
Ông Lê Thanh Hải cho biết, Phúc Yên là một đô thị đã hình thành và phát triển gần 120 năm. 20 năm sau khi tái lập, địa phương này đã có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.